Hôm nay, Kinh Nghiệm Xây Nhà Đẹp xin gởi đến Quý độc giả bài viết: "Kinh nghiệm mua đất, mua nhà không thể bỏ qua", huy vọng bài viết sẽ cung cấp cho những gia chủ, những đôi vợ chồng trẻ, những người mới mua nhà lần đầu có thể lên được Kế hoạch mua nhà hợp lý, tránh được những sai lầm đáng tiếc, mang lại những rủi ro không cần thiết.
Để có những quyết định mua một bất động sản hợp lý, Quý độc giả nên cân nhắc kỹ các yếu tố sau với 4 bước quan trọng như sau:
Bước 1: Đánh giá bản thân trước khi quyết định mua nhà mới:
Đầu tiên, bạn hãy xem liệu bạn có thực sự quyết tâm mua nhà, mua đất hay chưa? Một khi bạn đã quyết tâm thì bạn hãy dành một khoảng thời gian để nghiên cứu và tìm tòi để mua được căn nhà ưng ý, tránh hối hận về sau.
Mặt khác để sự lựa chọn của bạn là chính xác nhất, bạn nên xác định rõ mục tiêu của mình mua nhà hay mua đất là gì? Bởi khi mua nhà để ở thì tiêu chí yên tĩnh, gần trường học, chợ, bệnh viện và hàng xóm tốt là hàng đầu. Nhưng nếu mua nhà để kinh doanh thì tiêu chí đông đúc, sầm uất sẽ là một tiêu chí quan trọng nhất…
Ngoài ra, bạn còn phải xác định cả lượng tiền mặt hợp lý nữa, nếu không bạn sẽ sa chân quá đà và vượt qua khả năng thanh toán của bạn.
Người mua nhà, mua đất cần lưu ý là bạn không nên kiếm tìm cơ ngơi có khả năng “ngốn” nhiều tiền để chăm sóc mỗi tháng. Ngoài các khoản thanh toán thế chấp chủ yếu khác, mua một ngôi nhà đồng nghĩa việc bạn phải đủ tiền trùng tu, sơn sửa và đóng các loại thuế, phí liên quan. Ông Walters, quỹ Capital Makets Group, cho rằng sai lầm lớn nhất hầu hết người mua lần đầu hay gặp phải là họ đồng ý ký hợp đồng quá nhanh trong khi chưa dự trù hết kinh phí phát sinh.
Hiện nay, hầu hết người dân thích dùng hình thức thanh toán vay ngân hàng trả góp đối với bất động sản nhằm giảm bớt nỗi lo kinh tế. Ông Robert Walters, Phó giám đốc quỹ Capital Makets Group, cho biết ngày càng nhiều cá nhân muốn mua nhà nhưng họ chỉ tiết kiệm được khoảng 20% giá trị căn hộ. Việc ra đời những sản phẩm như cho vay thế chấp, mua trả góp… sẽ tạo cơ hội giúp gia chủ sớm vươn tới ngôi nhà mơ ước của mình. Ở Mỹ, có rất nhiều cặp đôi mới cưới ưa chuộng hình thức này do khoản trả góp cũng được ghi nhận làm giảm thuế thu nhập.
Kinh nghiệm mua đất, mua nhà với 4 bước không thể bỏ qua |
Bước 2: Phân tích các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến giá trị của căn nhà mà bạn dự định mua:
Trong quá trình đi xem nhà, xem đất bạn cần cân nhắc một cách kỹ càng các yếu tố sau, để tránh những quyết định vội vàng, thiếu sáng suốt để lại những nuối tiếc về sau. Bạn nên xem xét bao gồm 5 yếu tố chính sau:
- Yếu tố môi trường tự nhiên như:vị trí của căn nhà, hình dáng, chiều dài chiều rộng... Vị trí chính là đặc điểm tồn tại duy nhất, đặc biệt mà không miếng đất nào có thể hoàn toàn giống nó. Chính nhờ nó mà căn nhà của bạn có được một điểm lý tưởng để kinh doanh hay an cư sinh sống. Với vị trí này nó có thể đem lại giá trị sử dụng như ý bạn mong muốn hay không. Bạn nên lưu ý những điểm này.
- Yếu tố pháp luật: Hiện nay rất nhiều người dở khóc dở cười vì yếu tố này, bạn có chắc căn nhà mình sắp mua là đã có bằng chứng sở hữu và sử dụng (giấy chủ quyền)? Cho dù có đi chăng nữa bạn cần phải xác minh tư cách pháp nhân của người bán. Đừng bao giờ bạn mua kiểu ‘bán hộ’ và nhất là không nên mua nhà để rồi không bán được, và mua đất không được xây với giá cắt cổ (đối với đất, bạn hãy xem thật kỹ nguồn gốc đất và mục đích sử dụng, đừng tin vào lời hứa suông của người bán).
- Yếu tố về Quy hoạch - Xây dựng:Trước khi quyết định mua nhà, mua đất bạn nên hỏi thăm cán bộ địa chính xã, phường nơi bất động sản tọa lạc để tìm hiểu về quy hoạch của khu vực, các chỉ tiêu về xây dựng, lộ giới... Đây là yếu tố đầy rủi ro nhưng cũng đầy cơ hội, nhờ quy hoạch mà nhiều bất động sản tăng giá ào ào. Nhưng cũng bởi quy hoạch sai mà rất nhiều người gặp khó khăn ở không xong mà bán cũng không được.
- Yếu tố môi trường Xã hội: Bạn chọn được căn nhà ưng ý về vị trí, pháp lý đầy đủ với mức giá “hời” nhưng điều đó vẫn chưa đủ nếu không bạn lại phải tìm mua nhà một lần nữa bởi tiếng ồn, nguồn nước và không khí đe dọa sức khỏe bạn. Hoặc những người hàng xóm không thân thiện làm cho cuộc sống gia đình bạn luôn xa lạ với chính nơi ở của mình.
- Và cuối cùng đó là yếu tố kinh tế:Một tài sản có giá trị vì nó tạo ra chính thu nhập cho chính người chủ sở hữu. Bạn nên cân nhắc hiện tại và tương lai xem căn nhà dự định mua sẽ đem lại cho bạn những nguồn thu nhập gì? Bao nhiêu? Và khả năng tăng giá bất động sản trong tương lai như thế nào? Dù bạn mua nhà để ở đi chăng nữa bạn cũng nên đánh giá liệu nếu bạn không mua và gửi tiền trong ngân hàng lấy lãi, rồi đi thuê một căn hộ sang trọng thoải mái thì sẽ có hơn không? Bạn hãy quan tâm nhé.
- Ngoài ra, bạn còn phải quan tâm và suy nghĩ thực tiễn về chi phí phát sinh sau khi mua ngôi nhà. Người mua cần lưu ý là bạn không nên kiếm tìm cơ ngơi có khả năng “ngốn” nhiều tiền để chăm sóc mỗi tháng. Ngoài các khoản thanh toán thế chấp chủ yếu khác, mua một ngôi nhà đồng nghĩa việc bạn phải đủ tiền trùng tu, bảo dưỡng, sửa chữa ngôi nhà và đóng các loại thuế, phí liên quan. Ông Walters, quỹ Capital Makets Group, cho rằng sai lầm lớn nhất hầu hết người mua lần đầu hay gặp phải là họ đồng ý ký hợp đồng quá nhanh trong khi chưa dự trù hết kinh phí phát sinh.
Bước 3: Xem xét các yếu tố tâm lý trong thương lượng hợp đồng mua bán nhà:
Sau khi mọi thứ đã ưng ý bạn hãy để ý xem tâm lý người bán, bởi mức giá họ đưa ra một phần phụ thuộc vào động cơ bán của chủ nhà và chính điều này giúp bạn thương lượng với người bán một cách có lợi nhất, mua được giá rẻ nhất. Tất nhiên với các chủ nhà cần bán gấp vì bất kỳ lý do gì như phá sản, cần tiền gấp thì lợi thế càng thuộc về bạn.
Đồng thời, đánh giá tâm lý và xác định động cơ người bán cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu một số rủi ro lừa đảo trong đó. Với các động cơ bán mập mờ loanh quanh, bạn nên xác định lại căn nhà mình muốn mua có yếu tố bất ổn gì trong đó không, rồi sau đó mới quyết định.
Bước 4: Ký kết hợp đồng mua bán nhà.
Sau khi hai bên đã thống nhất giá cả và tiến hành ký kết hợp đồng mua bán. Bạn không nên chuyển tiền ngay cho chủ nhà mà bạn nên tiến hành từng bước chắc chắn như sau để tránh những rủi ro đáng tiếc:
- Viết giấy Hợp đồng đặt cọc mua nhà (Nếu hai bên chưa ra cơ quan công chứng ngay được...)
- Ra phòng Địa chính phường, xã, quận, thành phố hoặc UBND xã, phường... hoặc phòng công chức tiến hành ký kết giấy mua bán nhà, đất...
Trong hợp đồng mua bán nhà đất, bạn cũng nên thương lượng rõ các mốc quan trọng để chuyển tiền hay các khoản chi phí sang tên, đổi giấy bên nào sẽ thanh toán...
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các dịch vụ môi giới hiện nay. Bên môi giới sẽ giải quyết tất cả các thủ tục pháp lý cần thiết với một khoản phí hợp lý cho bạn. Nhưng theo kinh nghiệm của Kinh Nghiệm Xây Nhà Đẹp, người mua nhà không nên giao phó toàn bộ cuộc mua bán cho nhân viên môi giới.
Hy vọng với một số kinh nghiệm mua nhà đất nêu trên, sẽ phần nào giúp những người sắp mua nhà có được một số kinh nghiệm trước khi quyết định một trong 3 việc quan trọng nhất của đời người “Làm nhà, cưới vợ, mua trâu”, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.
Kinh Nghiệm Xây Nhà Đẹp kính chúc Quý khách An khang, Thịnh vượng!