Cúng động thổ xây nhà | Nhận đặt mâm cúng động thổ xây nhà trọn gói: DV Đồ Cúng

DV Đồ Cúng Cúng động thổ xây nhà | Nhận đặt mâm cúng động thổ xây nhà trọn gói

 Lễ vật cúng đầy tháng | cúng đầy tháng |Cúng đầy tháng bé gái | Cúng đầy tháng bé trai | Ngày cúng đầy tháng

Cúng Đầy Tháng - Mua lễ vật cúng đầy tháng đầy đủ nhất

Dịch Vụ Cúng Đầy Tháng trọn gói 

- Cúng kính là việc làm mang đậm hình thức tín ngưỡng nhưng cũng là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta xưa nay. Cúng đơm lẻ,cúng đầy tháng, thôi nôi không chỉ đánh dấu sự hình thành và ra đời một con người là thành viên của gia đình, xã hội mà còn thể hiện niềm mong ước những điều tốt đẹp nhất Ba Mẹ muốn dành cho đứa con yêu quý của mình. 

- Theoquan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 BàMụ) nặn ra ban cho. 

- Vì thế, một mâm lễ cúng đầy tháng được chuẩn bị chu đáo là để cảm ơn các vị Đại Tiên cùng với mong muốn lòng thành được chứng giám. Mong các Đại Tiên thụ hưởng lễ vật và luôn bên cạnh phù hộ, che chở cho Cháu được ăn ngon, ngủ yên, vô bệnh vô tật, bình yên và hạnh phúc. 

Báo Giá DV Cúng Đầy Tháng trọn gói

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng





Cúng thôi nôi - Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi cho bé

Mâm cúng thôi nôi gồm những gì?

Sau khi đứa bé được ra đời và để khẳng định sự tồn tại và vai trò của thành viên mới trong gia đình, dòng họ, thì các ông bố bà mẹ sẽ chuẩn bị 1 mâm lễ cúng đầy tháng, và sau đó là mâm lễ cúng thôi nôi cho đứa con mới sinh của mình khi bé đã tròn 1 tháng tuổi, và khi được 1 tuổi. Đây là 1 nghi thức vô cùng có ý nghĩa đối với mỗi con người nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

cung-thoi-noi-nham-muc-dich-cau-mong-nhung-dieu-tot-dep-nhat-se-den-voi-be
BÀI VIẾT NÊN XEM:

Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé.

Theo cách tính truyền thống của Ông Bà và cách tính truyền thống thì ngày đầy tháng của bé được căn cứ và lịch âm và tùy thuộc vào giới tính (bé trai hay bé gái), nếu như bé gái thì ngày cũng sẽ lùi lại 2 ngày còn bé trai thì sẽ lùi lại 1 ngày, (Gái lùi 2, Trai lùi 1). Còn giờ cúng thì lễ cúng thường được cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Các lễ vật của mâm thôi nôi.

mâm lễ vật cúng đầy tháng cho bé
mâm lễ vật cúng thôi nôi cho bé
Theo tín ngưỡng dân gian từ khi bé trong bụng mẹ và đến khi bé sinh ra là được 12 Bà Mụ và 1 Bà Chúa chăm sóc, do đó trong mâm cúng phải đầy đủ  12 chén chè nhỏ, 12 dĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, và 1 xôi lớn, 1 chè lớn, 1 cháo lớn. Ngoài ra còn có các lễ vật khác để cúng Đức Ông và 3  Đức Thầy như trái cây, hoa, nhang, đèn cầy, gạo muối, trà, rượu, nước, giấy cúng, tràu tem cánh phượng…. Cùng các lễ vật này thì còn có thêm chén, đũa, muỗng và không thể thiếu 1 đôi đũa hoa vì theo quan niệm thì Bà chúa chỉ thích dùng đũa này.
Hướng dẫn cách sắp bàn cúng.
Cũng theo quan niên dân gian từ xưa tới giờ thì mâm cúng được sắp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Mâm cúng đầy tháng được chia làm 2 bàn, 1 bàn trên và 1 bàn dưới cách nhau 10 phân.
cúng thôi nôi
Mâm cúng được bày trí theo quy cách và đầy đủ lể vật
Nghi lễ cúng thôi nôi.
Người xưa tin rằng, mỗi một đứa trẻ khỏe mạnh ra đời là công lao rất lớn của bà Mụ, người được cho là có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Trên hết, đây còn là nghi thức để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc.
Nghi thức thắp nhang và khấn.
Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng thì 1 người lớn trong gia đình, dòng họ (ông, bà, bố, mẹ) sẽ đại diện 1 người lên thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
–   Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
–   Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
–   Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
–   Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
 Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ  tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.
Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).
(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ  tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.
Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).
Sau tất cả các nghi thức này là lời cầu chúc và lì xì của những người họ hàng trong dòng tộc cũng như các vị khách tham dự tiệc mừng.
 Tác giả: Khương Bùi

Mâm cúng mùng 5 tháng 5 - Cúng Tết Đoan Ngọ trọn gói

Mâm cúng mùng 5 tháng 5Cúng Tết Đoan Ngọ

– Nguồn gốc cúng tết đoan ngọcúng mùng 5 tháng 5

Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ ( cúng mùng 5 tháng 5 ) tại Việt Nam:

Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự 
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người Việt thường có hoa quả, bánh tro,rượu nếp để diệt sâu bọ
Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

–  Ý nghĩa lễ cúng tết đoan ngọ (cúng mùng 5 tháng 5).

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ” sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…
Theo lệ, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.
Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà… Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quét vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.
Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.
Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.
Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là “cái”. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết “ngả rượu nếp” và thường tranh thủ dịp này ngả rượu để mang ra Hà Nội bán, có người chỉ trong một buổi sáng bán được đến cả 10 chậu nếp cẩm.
Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên. Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so với ngày thường.


Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ) Tín chủ chúng con là:………… Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Nhận đặt mâm cúng tất niên cuối năm 2016

Mâm cúng tất niên công ty cuối nămCúng Khai Trương Công ty đầu năm


Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết
Công ty CP DV Đồ Cúng Tấm Linh rất hân hạnh khi được thay mặt quý gia chủ, quý công ty chuẩn bị mâm cúng Tất Niên, Mâm cúng khai trương đầy đủ và thành tâm nhất để chúc mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tang trưởng của quý khách, quý công ty trong năm vừa qua, đồng thời chào đón năm mới đang đến gần.
CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH – Chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói, cúng tất niên cuối năm, cúng khai niên đầu năm, cúng đầy tháng, thôi nôi …….
 Chúc quý khách năm mới an khang thịnh vượng 
 Tư Vấn Đặt Lễ vật cúng Tất niên, Cúng khai trương:  0969 69 59 19 Mr Khương

Văn khấn tất niên vào chiều 30 Tết

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy: Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công Tào Phán Quan
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.
Ngài Bản xứ Thổ Địa Tôn Thần
Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiên Chu tước, Hậu Huyền Vũ Tả Thanh long, hữu Bạch Hổ cùng Liệt vị Tôn Thần cai quản xứ này.
Bản gia:
Thổ địa mạch long thần
Ngũ phương ngũ hổ long mạch
Tiền hậu địa chủ Tài thần
Đông trù Táo  phủ Thần quân
Liệt vị nội ngoại gia tiên, Tổ cô mãnh tướng
Hôm nay, ngày 30 tháng Chạp năm Giáp Ngọ 2014, nhằm tiết cuối Đông sắp sang năm mới.
Tín chủ con là: ………………cùng toàn gia
Cư trú tại số nhà: …phố …………….phường…………quận…….. Hà nội.
Hôm nay chúng con sắm sanh lễ vật hương hoa phù tửu lễ nghi trình cáo Bản gia Tôn thần, và chư vị Tiên linh, Tổ cô mãnh tướng để cho tín chủ chúng con phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Chí xin Tôn Thần phù thùy doãn hứa. Âm Dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
 Cẩn cáo
(Khi còn ¾ tuần hương thì lễ tạ, hóa vàng. Rắc vài giọt rượu vào tro tiền vàng).

Lễ vật cúng tất niên cuối năm 2016

cúng tất niên
cung tat nien

Lễ cúng Tất niên được vào những ngày giáp Tết âm lịch đã là một nghi lễ truyền thống trong mỗi gia đình người Việt và cũng được mở rộng ra các cơ quan, các hội đoàn, các công ty… 

Bởi, ý nghĩa lễ cúng Tất niên – cuối năm có nhiều ý nghĩa sâu sắc nhưng chủ yếu vẫn là tấm lòng tri ân của người đang sống với Phật thánh, thần linh và người khuất mặt khuất mày đã gia hộ độ trì cho gia đạo một năm bình an, các cơ quan công ty, xí nghiệp thì sự nghiệm hanh thông… 

Việc làm nầy thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, đầu tắt mặt tối đôi khi quên bặc đi người khuất mặt, kẻ khuất mày nên cứ mỗi khi vào những ngày cuối năm cuối tháng chuẩn bị đón Tết thì mọi người đều dọn dẹp nhà cửa  sạch sẽ, tươm tất, trang nghiêm trước để cúng tất niên sau là để chuẩn bị đón Tết cho thật ấm cúng. 

Lễ cúng Tất niên là một lễ truyền thống, lễ vật thiết cúng không cần quá cầu kỳ mà chủ yếu là “giàu làm kép hẹp làn đơn” miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ để gọi là tri ân đât, trời, Phật thánh, thần linh, người khuất mặt kẻ khuất mày đã gia hộ bình an gia đạo trong một năm qua… 

Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng trời, đât, âm linh, cô hồn ở khoảng sân trước nhà. Mỗi mầm cỗ cũng tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình gọi là “tùy tiền mãi lễ” đừng quá lãng phí mà nên “lễ bạc lòng thành” thì thần linh sẽ cảm cách, chứng giám. 

Do đó, việc sắm dọn bàn thờ cúng cuối năm thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo truyền thống tín ngưỡng từng nhà mà chọn cách trang trí và sắp đặt bàn thờ cho phù hợp. Nhưng phải luôn hiểu và tôn kính bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới tâm linh do vậy mà phải thật trang nghiêm, ấm cúng. 

Trước hết là hương và đèn, hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên ban thờ) rồi thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, trong từng vùng miền văn hóa khắc nhau mà có thêm những vật cụ khác nhau để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình cầu tài, cầu lộc, hay cầu bình an trong gia đạo, sau đó là mâm cỗ. 

Mâm cơm đạm bạc, chỉ cần có đầy đủ các vị, các hàng đại diện cho các món mặn, chay, thể hiện được sự phong phú trong đời sống hàng ngày của cuộc sống, trước là để cúng thần linh, ông bà tổ tiên, sau là cấp cho con chau mọi thành viên trong gia đình cùng hưởng lộc và nói chuyện trò vui vẻ trong một năm đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong gia đình. 

Lễ cúng cuối năm -Tất niên có ý nghĩa tích cực nên ngày nay, không chỉ trong gia đình tư gia mới cúng mà nhiều cơ quan, nhóm hội, công ty cũng tổ chức cúng tất niên cuối năm để tri ân, ta ơn trời đất thần linh cùng các âm hồn cô hồn đã gia hộ độ trì cho công việc làm ăn trong một năm suôn sẻ và cùng ngồi lại với nhau, vui vẻ chuyện trò, tổng kết năm cũ đón năm mới với niềm hy vọng tràn đầy.

* Thành Phần Mâm Cúng Tất Niên:



“Quý Khách Đặt Mâm Cúng Xin Vui Lòng Liên Hệ: 0969 69 59 19 Mr Khương
cung-tat-nien
cúng tất niên


Đồ Lễ Cúng Động Thổ trọn gói

Mâm Cúng Động Thổ khởi công

1. Ý nghĩa: Cúng động thổ – Khởi Công:

Người Việt Nam theo tín ngưỡng tin rằng: nơi ở cũng như nơi công xưởng, cửa hàng làm ăn buôn bán đều có công thần địa thổ coi giữ. Vì thế, mỗi khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở, … tức là động đến công thần thổ địa, long mạch tại khu vực đó cho nên cần phải có lễ vật dâng cúng và cầu khẩn các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì cho mọi điều được may mắn.


Cúng động thổ xây bãi xe ở Sân Bay TSN

Cúng động thổ khởi công





Mâm Cúng Động Thổ
2. Thành phần: lễ vật Mâm Cúng Động Thổ. Cúng Khởi Công:

“Quý Khách Đặt Mâm Cúng Xin Vui Lòng Liên Hệ: 0969 69 59 19 Mr Khương”

Bài Khấn Lễ Động Thổ – Khởi công



Nam mô A Di Đà Phật


Nam mô A Di Đà Phật


Nam mô A Di Đà Phật


Kính lạy Hoàng Thiên hậu thổ chư vị tôn thần.


Kính lạy Quan đương niên, kính lạy Các tôn thần bản xứ


Hôm nay, ngày .….tháng .….năm .….


Tín chủ con là: ……………… cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công trình nhà ở…………………………………


Ngụ tại ……………………………………


Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi tạo………… ( xây nhà, cất nóc, sửa chữa) căn nhà ở địa chỉ .………..……………………………………………………………………………………….


Ngôi dương cơ ngụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc…) nhân có lễ vật tịnh tài, hương hoa, đăng, trà, quả, phẩm, dâng cúng bày trên án tọa.


Lòng thành tâu lên đức thần linh bốn cõi


Chúng con trộm nghĩ rằng: Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương, thông minh sáng láng, thương đến dân lành, chứng giám lòng thành giáng lâm lễ bạc, giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây. Một thời xây dựng muôn năm trường tồn.


Tín chủ con thành tâm kính mời:


Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.


Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.


Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.


Ngài Định Phúc Táo Quân.


Các ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản ở khu vực này.


Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ.


Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị tiên chủ hậu chủ và các vị Hương Linh Cô Hồn, y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc công việc chóng thành.


Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám


Nam mô chứng minh sư Bồ Tát


Nam mô chứng minh sư Bồ Tát


Nam mô chứng minh sư Bồ Tát


**********************************************


Làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải chọn giờ Hoàng Đạo.


Người Việt Nam theo tín ngưỡng tin rằng: nơi ở cũng như nơi công xưởng, cửa hàng làm ăn buôn bán đều có công thần địa thổ coi giữ. Vì thế, mỗi khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở, … tức là động đến công thần thổ địa, long mạch tại khu vực đó cho nên cần phải có lễ vật dâng cúng và cầu khẩn các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì cho mọi điều được may mắn.


Trước khi tiến hành lễ dâng hương, người ta thường kén chọn ngày giờ “tốt”, chẳng hạn không được rơi vào ngày hắc đạo, sát chủ, thổ cấm, trùng tang, trùng phục, … mà phải là những ngày có sao “tốt” nhiều như ngày hoàng đạo, ngày sinh khí, lộc mã, phúc sinh, giải thần, … Còn giờ thì phải là giờ hoàng đạo.
Sắm lễ:
Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh. Ngày nay, đơn giản hơn, nhưng phải con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã, …
Nếu là lễ động thổ đào móng nhà, xưởng thì sau khi “giải phóng mặt bằng” (dọn sạch cỏ cây, …) người ta đặt mâm lễ lên một cái đôn (hay ghế) cao. Đôn được đặt ở giữa khu đất sẽ được đào móng nhà, móng xưởng, …
Sau khi làm lễ, gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn, phải thắp nén nhang, vái bốn phương tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Cúng thôi nôi | Lễ vật cúng thôi nôi cho bé


Cúng Thôi Nôi

Ngày nay dịch vụ phục vụ đồ cúng tại nhà đã khá quen thuộc với quý khách tại tp HCM , với nhu cầu cung cấp đầy đủ trọn gói mâm cúng thôi nôi cũng như mâm cúng khởi công xây dựng…. Dịch vụ đồ cúng Tâm Linh ra đời

lễ vật Cúng thôi nôi

1. Ý nghĩa:  Cúng Thôi Nôi 
 – Trong mỗi chúng ta, ai ai cũng biết và khẳng định rằng con cái là tài sản quý giá nhất và cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất của Ba Mẹ. Nên những gì tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất Ba Mẹ đều dành cho con. Đó là tình cảm thiêng liêng mà không gì có thể so sánh được.

– Cúng kính là việc làm mang đậm hình thức tín ngưỡng nhưng cũng là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta xưa nay. Cúng đơm lẻ, đầy tháng,cúng thôi nôi không chỉ đánh dấu sự hình thành và ra đời một con người là thành viên của gia đình, xã hội mà còn thể hiện niềm mong ước những điều tốt đẹp nhất Ba Mẹ muốn dành cho đứa con yêu quý của mình. 

 – Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra ban cho.Vì thế, một mâm lễ cúng thôi nôi được chuẩn bị chu đáo là để cảm ơn các vị Đại Tiên cùng với mong muốn lòng thành được chứng giám. Mong các Đại Tiên thụ hưởng lễ vật và luôn bên cạnh phù hộ, che chở cho Cháu được ăn ngon, ngủ yên, vô bệnh vô tật, bình yên và hạnh phúc.

2. Thành phần: lễ vật mâm cúng thôi nôi


“Quý Khách Đặt Mâm Cúng Xin Vui Lòng Liên Hệ: 0969 69 59 19 Mr Khương”


3. Hình ảnh mâm cúng thôi nôi trọn gói 












Chat
1